TIN TỨC CHUYÊN MÔN

THEO DÕI TRẺ SINH NON TẠI VIỆT NAM NHỮNG THAY ĐỔI TRONG PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG TỪ 12 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI ĐIỀU CHỈNH Ở TRẺ SINH NON VIỆT NAM

Tóm tắt Đặt vấn đề Phát triển tâm thần vận động của trẻ sinh non được đánh giá phổ biến bằng thang điểm Bayley dành cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ phiên bản thứ ba (Bayley-III). Tuy nhiên, những thay đổi của điểm Bayley-III của trẻ sinh non từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi rất ít được báo cáo. Mục tiêu Mô tả mối tương quan của điểm Bayley-III từ 12 đến 24 tháng tuổi điều chỉnh và mô tả sự thay đổi của phân loại phát triển tâm thần vận động của 2 nhóm tuổi này. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ theo dõi trẻ sinh non xuất viện tại khoa Hồi Sức Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh trong năm 2013 – 2014. Đối tượng Trẻ sinh non < 37 tuần tuổi thai. Kết cục Điểm Bayley-III về nhận thức, ngôn ngữ và vận động lúc 12 và 24 tháng tuổi Kết luận Điểm số Bayley-III giữa 12 tháng và 24 tháng ở trẻ sinh non có mối tương quan yếu và trung bình với sự cải thiện trong kỹ năng ngôn ngữ và vận động. Trẻ sinh non cần được theo dõi ít nhất đến 24 tháng tuổi.

Ca nhiễm nCoV thứ 9 ở Việt Nam cũng trở về từ Vũ Hán

Bộ Y tế cho biết, ca thứ 9 nhiễm nCoV tại Việt Nam. Bệnh nhân nam, 30 tuổi, nghề nghiệp công nhân ở Vĩnh Phúc là một trong 8 người (trong đó có 4 người dương tính với nCoV) được công ty cử sang Trung Quốc tập huấn tại Vũ Hán đã được xác định dương tính với nCoV.

Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do Virus Corona mới (2019-nCoV)

Câu hỏi 1: Coronavirus 2019 LÀ GÌ? Trả lời: Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Điểm danh 30 trường đại học Việt Nam có công bố quốc tế nhiều nhất

Số lượng công bố quốc tế hàng năm của Việt Nam đã cán mốc gần 10.000 bài/năm (năm 2018) trong đó các cơ sở giáo dục đại học đóng góp tới 70%. Tốc độ gia tăng các bài báo WoS & Scopus hàng năm của Việt Nam tăng mạnh (34,7% đối với cả nước và 41,6% đối với riêng các CSGDĐH). Vậy trường đại học nào có công bố quốc tế nhiều nhất nước?

Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng chính thức được đưa vào hệ thống ngành y tế

Vào ngày 18.11.2015, hội thảo “Phát triển đào tạo dinh dưỡng tại Việt Nam” do Đại học Y Hà Nội và Viện Dinh dưỡng đồng tổ chức đã diễn ra tại khuôn viên Đại học Y Hà Nội. Hội thảo có sự góp mặt của gần 200 khách mời là các cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh y tế, dinh dưỡng tại Việt Nam và Nhật Bản

Lần đầu tiên SV Y khoa Việt Nam đến thực tập lâm sàng tại Đức

GD&TĐ - Sáng nay (23/11), Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) tổ chức lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Khoa Y Việt - Đức. Đây là chương trình liên kết đào tạo Bác sĩ Y khoa của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch với ĐH Y khoa Johannes Gutenberg, Mainz, CHLB Đức (ĐH Mainz)

Bệnh viện Chợ Rẫy có tân Giám đốc

Chiều ngày 11/10, tại bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao quyết định bổ nhiệm BS CKII Nguyễn Tri Thức, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức Giám đốc bệnh viện

Đổi tên, sắp xếp các trường y ra sao?

Sắp xếp lại hệ thống các trường y của Việt Nam tương đối khó khăn nhưng cần thiết để hội nhập quốc tế, việc này cần sự đồng thuận giữa Bộ GD-ĐT, Bộ y tế và cơ quan chủ quản trực tiếp

Báo động hiểm họa vi nhựa ở Việt Nam

Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi, mỗi năm mỗi người đưa vào cơ thể 39.000 tới 52.000 hạt vi nhựa. Nếu tính cả các phân tử nhựa trong không khí, con số này có thể từ 74.000-121.000 hạt, theo báo cáo của đại học Victoria vừa công bố tháng 6.2019.

Triển khai kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục

GD&TĐ - Sáng nay (6/7), Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp lần thứ nhất năm 2019 với nội dung chính là thảo luận về Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp.

Những điểm mới cơ bản của Luật Giáo dục

GD&TĐ - Sáng nay, Văn phòng Chủ tịch nước họp công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố các luật vừa được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Giáo dục.

6/7/2019: Tư vấn và tầm soát các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chương trình tư vấn và tầm soát của Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với chuyên đề “Những điều cần biết về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” sẽ được tổ chức lúc 07:30 – 10:30 thứ 7, ngày 06/07/2019 tại Hội trường truyền thông, Phòng khám Đa khoa, Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH NHẬN TÀI TRỢ 02 MÁY ĐO NHÃN ÁP CẦM TAY IC 100

Ngày 27/03/2019, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Bộ môn Mắt / Phòng khám Đa khoa) đã tổ chức Lễ tiếp nhận tài trợ 02 máy đo nhãn áp cầm tay IC 100 do Công ty TNHH Y Khoa Tâm An tài trợ. Đây là trang thiết bị hiện đại. mới 100%, được tài trợ nhằm đích phục vụ cho công tác đào tạo và khám chữa bệnh tại Phòng khám Đa Khoa của trường (Hình ảnh đính kèm).

Đạo đức y tế trong thời đại cách mạng 4.0

Dù khoa học công nghệ tiến bộ đến mấy thì nó cũng do con người tạo ra và do con người áp dụng, vì vậy chúng ta cần phân tích mặt được cũng như mặt chưa được cả về kỹ thuật lẫn xã hội.

Chuyển đổi giới tính

Thông thường, đối với người nữ hộ sinh hay ngay cả “bà mụ vườn”, việc phân biệt trai gái ở trẻ sơ sinh chẳng có gì phải bàn. Thế nhưng, cứ 4500 trẻ mới chào đời lại có một trường hợp mà việc xác định giới tính lại làm cho người ta lúng túng. Ngay cả khi đã đến tuổi dậy thì… Chúng tôi đã phỏng vấn Giáo sư NGÔ GIA HY, một chuyên gia về lĩnh vực này, một số vấn đề về việc xác định giới tính và chuyển đổi giới tính.

Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật số vào đào tạo chẩn đoán hình ảnh

Sáng 17-3, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức khai trương “Trung tâm đào tạo chẩn đoán hình ảnh nâng cao” nhằm hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh được trang bị các kỹ năng cần thiết cho thực hành chuyên môn trong thời đại số hóa tại Việt Nam.

Kiểm soát bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (Atopic Dematitis) là mộtn bệnh da rất hay gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và người lớn. Bệnh không gây ra các biến chứng trầm trọng, nhưng có thể ảnh hưởng tới tâm lý, thể chất trẻ em nếu không được chăm sóc, quản lý một cách hợp lý, khoa học...

Những điều cần biết về viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (Atopic Dematitis) là một trong những bệnh da hay gặp ở Việt Nam cũng như các nước trên thề giới, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh hay tái phát, tiến triển lâu dài, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và người lớn tuổi...

Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ...

Phòng chống bệnh Tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và mông. Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam...

Chuyên ngành Nhi khoa Phát triển Hành vi và bác sĩ Nhi khoa Phát triển hành vi

Trong sự tiến bộ của ngành Nhi khoa với các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu như: Phòng chống tiêu chảy, Nhiễm khuẩn Hô hấp cấp, Suy dinh dưỡng, Tiêm chủng mở rộng và Chương trình lồng ghép…IMCI, Theo BS Julius Richmond cho rằng 2 thập niên gần đây là: “Thời đại của Phát triển và Phòng bệnh trẻ em”.

Suy tuyến giáp bẩm sinh

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh là hiện vẫn là vấn đề nan giải trong chẩn đoán. Những dấu hiệu và triệu chứng thường mơ hồ và dễ bỏ sót. Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết tốt về sinh lý và đánh giá chức năng tuyến giáp để có thể nhận dạng, chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp tốt hơn...

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đấn thai kỳ như thế nào ?

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần.Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước 2-5mm. Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp bệnh tại Mỹ. 

Chẩn đoán và điều trị thiếu men G6PD

Thiếu men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) là bệnh thiếu men thường gặp nhất trên thế giới, chúng gây ra những hình ảnh lâm sàng như vàng da sơ sinh, tán huyết cấp, và tán huyết mãn hay cũng có thể không gây triệu chứng gì. Đây là bệnh di truyền...

Hướng dẫn Quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

Gần đây, nhiều thành tựu nổi bật trong nghiên cứu công nghệ y sinh học đã hứa hẹn tạo ra những phương pháp chẩn đoán và điều trị hữu hiệu cho con người. Tuy nhiên, việc thử nghiệm những phương pháp mới này trên người đòi hỏi phải có những qui định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn...

Đặc điểm cao áp phổi tồn tại trẻ sơ sinh

Tăng áp phổi tồn tại sơ sinh  (TAPSS) do phá vỡ sự chuyển tiếp tuần hoàn bình thường từ thai sang giai đoạn sơ sinh. Rối loạn đặc trưng bởi sự tăng liên tục sự đề kháng mạch máu phổi lúc sinh. Những bệnh nhân bị TAPSS sống có nguy cơ bị các di chứng nặng như bệnh phổi mạn tính, tàn tật ...

Điều trị ngạt thở sau sinh ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ không thở được bằng mũi do ngạt, tắc mũi, trẻ phải thở bằng miệng thì tất cả vi trùng, bụi bậm trong không khí… sẽ đi theo vào họng thanh, khí, phế quản. Hơn nữa, tắc mũi còn làm cho thông khí ở phổi kém do thở nông, dẫn đến thiếu oxy. Tuy không phải là một bệnh nặng, nghiêm trọng ...

Sàng lọc trẻ sơ sinh: Những khả năng và vấn đề

Sàng lọc sơ sinh là một sự kết hợp kiểm tra trong phòng thí nghiệm, chẩn đoán và các biện pháp điều trị nhằm mục đích công nhận presymptomatic của các trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng thường xuyên bởi một số bệnh lý, trẻ sơ sinh có thể mắc một số bệnh nghiêm trọng ...

Thở máy HFO ở trẻ sơ sinh

Nguyên lý thở HFO dùng cơ chế màng rung (membrane), với tần số dao động từ 5 – 20 Hz và chức năng HFO dùng đến trẻ em 20 kg. Sử dụng cơ chế HFO với điều khiển chủ động màng rung và dòng liên tục (Active Inspiratory and Expiratory phase AND Continuous Bias Flow ...

Đặc điểm cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh

Tăng áp phổi tồn tại sơ sinh (TAPSS) do phá vỡ sự chuyển tiếp tuần hoàn bình thường từ thai sang giai đoạn sơ sinh. Rối loạn đặc trưng bởi sự tăng liên tục sự đề kháng mạch máu phổi lúc sinh. Những bệnh nhân bị TAPSS sống có nguy cơ bị các di chứng nặng như bệnh phổi mạn tính, tàn tật ...

Thế nào là lau mát đúng khi trẻ bị sốt ?

Mục đích: hạ sốt nhanh, tạm thời cho trẻ trước khi có xử trí và điều trị của BS.

HƯỚNG DẪN : 
Thường thì các bố mẹ có thói quen cho là trẻ bị sốt qua cãm nhận của bàn tay của bố mẹ nhưng đúng theo nguyên tắc thì một khi trẻ được gọi là : Trẻ bị sốt ,phải có số đo nhiệt độ cho trẻ lúc đó .

Bước đầu sử dụng khí nitric oxide trong điều trị suy hô hấp nặng ở sơ sinh

Cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh là một hội chứng lâm sàng có bệnh căn đa dạng, thường gặp ở trẻ gần đủ tháng. Cao áp phổi tồn tại có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau hội chứng hít phân su, thoát vị hoành bẩm sinh, thiểu sản phổi, tim bẩm sinh, đa hồng cầu hoặc nhiễm trùng huyết. Cao áp phổi tồn tại đặc trưng bởi thiếu oxy máu thứ phát do tăng kháng lực mạch máu phổi và luồng thông phải – trái qua lỗ bầu dục và hoặc ống động mạch

Làm lạnh toàn thân ở trẻ sơ sinh bệnh não thiêu máu cục bộ thiếu oxy

- Bệnh não sơ sinh thiếu oxy thiếu máu cục bộ (HIE) là một trong ba nguyên nhân gây tử vong và di chứng hàng đầu ở sơ sinh (chiến khoảng 23% trong tổng số trên 4 triệu tử vong sơ sinh mỗi năm trên toàn thế giới). Hiện nay ở các nước phát triển Âu Mỹ dù với những tiến bộ trong chăm sóc trước và sau sanh, điều kiện trang thiết bị, nhân lực đầy đủ nhưng tỉ lệ ngạt vẫn còn khoảng 2 /1000 trẻ sanh sống, trong khi ở các nươc đang phát triển tỉ lệ này cao hơn (khoảng 3 - 5 / 1000). 

Nhân một trường hợp mạch máu tiền đạo

Giới thiệu:
Mạch máu tiền đạo là 1 biến chứng sản khoa hiếm gặp, đưa đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối. Điều quan trọng là lưu ý các yếu tố nguy cơ mạch máu tiền đạo và chẩn đoán tình trạng này trước khi chuyển dạ để phòng ngừa tổn thương nặng nề cho thai nhi.

Suy tuyến giáp bẩm sinh

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh là hiện vẫn là vấn đề nan giải trong chẩn đoán. Những dấu hiệu và triệu chứng thường mơ hồ và dể bỏ sót. Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết tốt về sinh lý và đánh giá chức năng tuyến giáp để có thể nhận dạng, chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp tốt hơn.

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia; CAH) là một nhóm trong những rối loạn sinh tổng hợp cortisol di truyền trên gen lặn thuộc tuyến thượng thận.

Mãn kinh có tắt lửa lòng?

Bước vào tuổi mãn kinh không ít phụ nữ lo ngại. Lo ngại vì nhiều nỗi, giảm thiểu về sức khỏe, trí nhớ, cô đơn,… và đặc biệt là “chuyện ấy”. Có thật sự là lửa lòng tắt khi vào tuổi xế chiều hay không? Nguyên nhân gì dẫn đến những thay đổi kể trên và làm thế nào để ngọn lửa này luôn được thắp sáng?

Tiêm phòng và theo dõi cho trẻ sau tiêm chủng

Vì lợi ích và sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đem trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn. Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc qui định.

Các cơ chế giải thích những đáp ứng với surfactant

TÓM LƯỢC
Hiện nay surfactant là tiêu chuẩn trong việc chăm sóc các trẻ có hội chứng suy hô hấp (RDS). Điều trị với surfactant có hiệu quả do những tương tác chuyển hóa phức tạp giữa surfactant và phổi của trẻ non tháng. Surfactant ở liều điều trị cao có vai trò như một chất thay thế: nó được phổi của trẻ non tháng giữ lấy, rồi tái xử lý và bài tiết ra cùng với chức năng phổi đã được cải thiện.

Hướng dẫn thực hành phương pháp chăm sóc bà mẹ Kangaroo cho gia đình

Phương pháp chăm sóc bà mẹ Kangaroo (PP CSBMK) là một phương pháp chăm sóc trẻ đẻ non, nhẹ cân được áp dụng theo ý tưởng kangaroo chăm sóc con bằng cách đặt con trong túi phía trước ngực mẹ.
Ngày nay PP CSBMK đã được ứng dụng hầu như trên toàn thế giới và được công nhận là phương pháp mang đầy tính nhân bản, con được nằm trong vòng tay, hơi ấm của mẹ.

Cách vắt sữa bằng tay

·     Rửa tay thật kỹ càng
·     Ngồi hoặc đứng một cách thoải mái và giữ bình đựng ở gần vú.
·     Đặt ngón tay cái bà mẹ lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón trỏ ở phía dưới núm vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Bà mẹ đỡ vú bằng các ngón tay khác.
·     Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào phía thành ngực. Bà mẹ không nên ấn quá mạnh .

Hội chứng tiền kinh

Định nghĩa:
Hội chứng tiền kinh là sự kết hợp những rối lọan về cảm xúc và thể chất, xảy ra sau khi rụng trứng và kết thúc vào ngày kinh.
Triệu chứng và chẩn đoán:
Hội chứng tiền kinh là bao gồm nhiều triệu chứng xảy ra giai đọan những ngày trước hành kinh. Có đến 85% chị em phụ nữ xuất hiện hội chứng này. Các triệu chứng có thể thay đổi giữa người này với người khác, trên 1 người cũng có sự khác giữa chu kỳ này với chu kỳ khác, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Có hơn 150 triệu chứng liên quan đến hội chứng tiền kinh, những trịêu chứng thường gặp là:

Hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ

8 YẾU TỐ GIÚP VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ THÀNH CÔNG LÀ:
1.    Phải cho bé bú sớm trong giờ đầu sau sanh.
2.    Tư thế bú phải đúng: người mẹ ngồi cho bú tiện hơn nằm.Chú ý phải cho trẻ nút trọn cả quầng vú vì nếu chỉ nút tại núm vú thì bé sẽ không nút ra sữa.
3.    Cho bé bú mỗi khi bé đòi bú, kể cả ban đêm. Trong khi bé đang bú đừng giật vú ra nửa chừng mà hãy để bé tự nhã ra khi đã bú no.

Vitamin K1

Vitamin K1 là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, chúng giống nhau về mặt cấu trúc nhưng vitamin K có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh quá trình đông máu, chống lại sự chảy máu. Ngoài ra Vitamin K, hỗ trợ sự trao đổi chất của xương cũng như sự trao đổi chất của calci trong hệ thống mạch máu.

Nhận biết sớm chứng bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong 1 số trường hợp có thể dự phòng.

Kết cục thai kỳ nhau cài răng lược tại bệnh viện từ dũ

Tóm Tắt
MỤC TIÊU: Nêu kết cục thai kỳ nhau cài răng lược (NCRL) tại bệnh viện Từ Dũ.
PHƯƠNG PHÁPPhân tích hồi cứu tất cả những trường hợp NCRL được chẩn đoán xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng hoặc mô học từ 1/1 đến 31/12 năm 2011 tại bệnh viện Từ Dũ. Phân tích các yếu tố: tuổi thai lúc sinh, kết cục của bé sơ sinh, lượng máu mất ước tính, lượng máu truyền, số ngày nằm viện…

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần.Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước 2-5mm. Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp bệnh tại Mỹ.

Dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết cho người lao dộng trí óc

Lao động trí óc là một hình thái lao động đặc thù của loài người, xuất hiện từ rất xa xưa,
khi con người bắt đầu có tư duy sáng tạo. Có thể nói rằng sáng tạo vĩ đại nhất của tạo hóa
là bộ não, đây là một bước ngoặc to lớn trong quá trình tiến hóa, biến con người từ một
sinh vật trở thành một chủ thể sáng tạo có ý thức và đã tạo ra nền văn minh ngày nay.

Colic – Cơn đau do co thắt ở trẻ sơ sinh

Có những em bé sơ sinh phải trải qua những tháng đầu đời với những cơn khóc dai dẳng kéo dài mà không giải thích được. Triệu chứng này thường gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 16 tuần tuổi, cơn khóc thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều tối. Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ nhỏ cần được loại trừ thì colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Colic xảy ra ở 1/3 số trẻ, nó gây nên những cơn đau thắt, sau đó vài tuần triệu chứng tự khỏi mà không cần phải điều trị gì.

Sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng

Hồi hộp, háo hứng, mong ngóng sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi trong suốt giai đoạn thai nghén. Nào, hãy cùng khám phá thế giới bí ẩn vô cùng đáng yêu trong chính cơ thể.

Bí quyết để mẹ có nhiều sữa

Chúng ta đều biết, sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.. Đa số các bà mẹ ngày nay đều ý thức được việc phải cho con bú mẹ, thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách làm sao để có thể có nhiều sữa cho con bú và duy trì được nguồn sữa mẹ lâu dài. Trang web Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ giới thiệu với các bà mẹ một số bí quyết trong vấn đề này

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Viêm da thể tạng
Theo các bác sỹ nhi khoa thì có khoảng 15- 20% trẻ sơ sinh trên thế giới bị mắc bệnh này. Đây là một dạng eczêma, thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, với các biểu hiện như nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô... làm bé khó chịu, thức dậy lúc nửa đêm, khóc quấy..., một số trường hợp còn rỉ nước và các vảy kết xuất hiện. Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Xét về bề ngoài, đó có thể là một sự kết hợp gen: nếu cả hai bố mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ ở con sẽ là 50%. Một nguyên nhân khác chính là chế độ vệ sinh thái quá. Nếu bạn nuôi con trong một môi trường quá sạch, quá vô khuẩn, hiếm khi tiếp xúc với các vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ kém sẽ tạo điều kiện cho sự viêm da. Các chuyên gia nhận thấy, các bé sống trong môi trường quá sạch thường bị mắc bệnh này nhiều hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn.

Bí kíp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Chắc chắn rằng không bố mẹ nào muốn con mình sinh ra lại mắc phải những căn bệnh lạ hoặc những dị tật từ bào thai phải không các mẹ? Theo con số thống kê mà mình đã đọc được trên sách báo, mỗi năm ở nước ta có đến 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh (chiếm 1.5 – 2%). Đây là con số đáng báo động và điều đáng nói ở đây...

Trẻ non tháng có nguy cơ bệnh tật và tử vong cao

Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đã thống kê, nghiên cứu tình trạng của trên 2.261 trẻ sinh non tháng đến điều trị nội trú trong năm 2011 về nguy cơ bệnh tật và tử vong sơ sinh.
Theo nghiên cứu, số  trẻ sơ sinh sinh non nhập viện ngay trong ngày đầu sau sinh và dưới 7 ngày tuổi sau sinh chiếm phần lớn trong số trẻ có nguy cơ bệnh lý trong giai đoạn chu sinh rất cao. Trong số này, tỷ lệ trẻ đẻ non tháng tử vong chiếm đến 70%/tổng số ca tử vong và ở trẻ dưới 7 ngày tuổi sau sinh chiếm tỷ lệ 53%.

Bí quyết để có nhiều sữa sau sinh.

Người mẹ hãy chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chú ý một số quy tắc nhỏ sẽ hoàn toàn đủ sữa cho con sau sinh!Quan tâm tới chế độ ăn uống từ khi mang thai. 
Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường các mẹ cần ăn thêm một chén cơm và thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày mẹ nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn. Ngoài ra nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.

Bí quyết để có nhiều sữa sau sinh.

Người mẹ hãy chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chú ý một số quy tắc nhỏ. Người mẹ sẽ hoàn toàn đủ sữa cho con sau sinh!
Quan tâm tới chế độ ăn uống từ khi mang thai.
Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường các mẹ cần ăn thêm một chén cơm và thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày mẹ nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn. Ngoài ra nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.

Vitamin K và trẻ sơ sinh

Vitamin K là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo các yếu tố đông máu cho cơ thể. Ở người lớn và trẻ lớn, cơ thể được cung cấp  vitamin K từ  các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Hầu hết trẻ lúc mới sinh có rất ít vitamin K trong cơ thể do vitamin K không qua được nhau thai và vi khuẩn đường ruột chưa phát triển, lượng vitamin K trong sữa mẹ không đủ, do đó hầu hết trẻ sơ sinh đều thiếu vitamin K và có nguy cơ bị xuất huyết sớm hay muộn, trong đó

Vitamin K và trẻ sơ sinh

Vitamin K là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo các yếu tố đông máu cho cơ thể. Ở người lớn và trẻ lớn, cơ thể được cung cấp  vitamin K từ  các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Hầu hết trẻ lúc mới sinh có rất ít vitamin K trong cơ thể do vitamin K không qua được nhau thai và vi khuẩn đường ruột chưa phát triển, lượng vitamin K trong sữa mẹ không đủ, do đó hầu hết trẻ sơ sinh đều thiếu vitamin K và có nguy cơ bị xuất huyết sớm hay muộn, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết não và màng não.

Điều trị thành công một trường hợp bất thường mạch máu não trên trẻ sơ sinh bằng kỹ thuật can thiệp mạch não

Ngày 21/5/2012 BV Nhi Đồng 1 đã phối hợp với BV Đại Học Y Dược TPHCM tiến hành can thiệp gây tắc bằng keo sinh học để điều trị một trường hợp bé sơ sinh 27 ngày tuổi, con bà V. T. T. T được chẩn đoán là dò động tĩnh mạch màng não bẩm sinh. Đây là một trường hợp đầu tiên được can thiệp bằng thủ thuật này trên một trẻ sơ sinh có cân nặng 3000g tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Nuôi con giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7, cơ thể của bé bắt đầu có những đổi thay như mọc răng, bò, rồi những bước đi chập chững… Bé hay mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, đường tiêu hóa nên bé có những giai đoạn biếng ăn tâm lý, do đó các bạn cần hết sức kiên trì chăm sóc và nuôi dưỡng bé trong giai đoạn này.

Đừng chủ quan với bệnh tay chân miệng trong năm 2012

Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur TP.HCM tích luỹ từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước đã ghi nhận 6.328 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 60 địa phương, trong đó đã có 09 trường hợp tử vong tại 07 tỉnh là An Giang (03), TP. Hồ Chí Minh (01), Đồng Tháp (01), Cần Thơ (01), Đồng Nai (01), Vĩnh Long (01) và Đà Nẵng (01), như vậy mọi người không thể chủ quan trước bệnh lý nguy hiểm này.   

Nuôi con giai đoạn từ 4 đến 6 tháng

Do nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm sinh lý không giống nhau, nên mỗi lứa tuổi có một phương pháp nuôi dưỡng khác nhau. Nếu áp dụng đúng cách, bé sẽ có một sức khỏe tốt, ngược lại bé sẽ dễ mắc những bệnh do dinh dưỡng gây ra như suy dinh dưỡng, béo phì, còi xương, thiếu máu, thiếu hoặc thừa vitamin, biếng ăn hoặc cuồng ăn… ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sau này của bé.

 

Nuôi con giai đoạn từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi

Sai lầm thường gặp của các bà mẹ khi nuôi con trong giai đoạn này là: Cai sữa khi bé tròn một tuổi và cho bé ăn cơm quá sớm!
Sự chấm dứt nguồn sữa đột ngột vì cho rằng bú sữa thì bé sẽ không ăn làm cho bé mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá. Bé chưa có răng hàm nhưng mẹ bắt bé phải ăn cơm cho “cứng”, bé nhai rất khó nên ăn không được nhiều khiến cho cơ thể bé càng ngày càng “mềm” đi. Làm sao để bé có một sức khỏe tốt? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Huấn luyện bệnh tay chân miệng giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Bệnh tay chân miệng (TCM) đang được báo động với số lượng trẻ bị nhiễm ngày càng gia tăng, đỉnh điểm cao trào thứ lần thứ I của bệnh thường bắt đầu từ tháng 3 – tháng 5 hàng năm. Bệnh TCM hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa, việc phát hiện sớm để theo dõi sát diễn tiến của bệnh nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng là việc làm thiết thực và cần thiết trong cuộc chiến chống bệnh TCM.

Gia đình và thầy thuốc Việt Nam

Ben đã 11 tháng tuổi nhưng chưa biết ngồi, so với trẻ cùng tuổi thế là phát triển chậm, sách vở bảo thế, nên chị Lan hằng tuần đưa bé đi tập Vật Lý trị liệu, nhưng bà thì phản đối cho rằng chẳng có gì đáng phải bắt bé đến bệnh viện điều trị việc chậm ngồi, bé sinh thiếu tháng thì phải chậm hơn bé khác rồi và vì bé giống ba, ba của bé đến 4 tuổi mới biết đi, cứ chờ thêm thời gian, có lẽ bé cũng sẽ làm được tất cả mà!

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà

Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên vì tính chất dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá thuận lợi khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh, chăm sóc trẻ mắc bệnh TCM tại nhà nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm gia tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng khiến việc phòng ngừa bệnh gặp nhiều khó khăn hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em nhất là trẻ nhỏ.