Hội chứng tiền kinh
Đau ngực, đầy hơi, khó tiêu, tăng cân, thay đổi thói quen ăn uống, mụn, tiết dịch núm vú, thèm ăn đặc biệt thức ăn ngọt hay mặn, thay đổi giấc ngủ, giảm ham muốn tình dục, đau đầu, đau lưng, đau bụng, buồn nôn, khó chịu với bạn bè, người thân, dễ cáu gắt, buồn vui thất thường, lo lắng, giảm tập trung, sốt, . .. Những triệu chứng này đặc biệt sẽ mất đi khi có kinh.
Việc chẩn đóan khó khăn do các triệu chứng có thể do nhiều bệnh khác nhau gây nên. Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đóan bệnh này.
Nguyên nhân chưa xác định rõ, tuy nhiên nhiều người nghĩ răng có liên quan đến sự thay đổi về nội tiết sau khi rụng trứng.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng tiết ra 2 loại hormone chính là estrogen và progesterone. Estrogen được tiết ra suốt chu kỳ kinh nguyệt. Với chu kỳ 28 ngày, nồng độ estrogen tăng cao nhất vào tuần lễ thức 2 và 3 của chu kỳ, giảm nhiều vào tuần lễ thứ 4 (những ngày trước hành kinh).
Progesterone được buồng trứng tiết ra sau rụng trứng (tương ứng với tuần 3 và 4, còn gọi là giai đọan hòang thể). Sự thay đổi của estrogen và progesterone làm thay đổi những hóa chất trên não bộ được gọi là chất dẫn truyền thần kinh: những chất đó là:
Serotonin: những phụ nữ có hội chứng tiền kinh, nồng độ serotonin tăng cao trong máu. Sự gia tăng này gây ra chứng trầm cảm và thèm ăn.
GABA: tranh chấp với gamma-aminobutyric acid (Chất này gây cảm giác điềm tĩnh). Do vậy GABA làm mất trạng thái điềm tĩnh.
Endorphin: Chịu đựng đau, cảm giác thỏai mái. Estrogen và progesterone làm thay đổi nồng độ Endorphin nên gây cảm giác khó chịu, bực bội.
Nor epinephrine: gây ảnh hưởng đến trạng thái, dễ kích thích, làm tăng nhịp tim.
Xử trí: một số trường hợp hội chứng tiền kinh có thể được kiểm sóat nhờ vào sự phối hợp các biện pháp: điều trị các triệu chứng bằng thuốc, tập thể dục, lối sống, dinh dưỡng, sự chia sẻ động viên của gia đình, bạn bè. Không nên ăn mặn trước những ngày hành kinh, giảm các chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá). Một vài nghiên cứu cho thấy bổ sung các chất như vitamin E, B6, Calcium, Magnesium giúp ích cho giảm hội chứng tiền kinh.
Một số loại thuốc có thể giảm hội chứng này gồm:
Lợi tiểu: tăng lượng nước tiểu, lọai trừ dịch thừa tích tụ trong mô cơ thể. Giảm triệu chứng phù mặt, tay, chân.
Giảm đau: giúp giảm triệu chứng đau đầu, nhức mỏi, giảm đau bụng kinh.
Thuốc ngừa thai vĩ (uống): có tác dụng kiểm sóat sự dao động nồng độ nội tiết. Dùng thuốc ngừa thai uống hàng ngày không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Thuốc ức chế buồng trứng như Danazol .
Thuốc chống trầm cảm.
Tập thể dục: giúp tăng cường sức khỏe, giúp giảm căn thẳng thần kinh và lo lắng. Giúp giải phóng endorphin nên gây trạng thái dễ chịu thỏai mái.
Các biện pháp này có thể hữu dụng trong việc điều trị một số triệu chứng, tuy nhiên không phải là thuốc đặc hiệu cho bệnh.