Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại đây, mô hình chăm sóc tiền sinh đã đảo ngược. Lầnkhám thai đầu tiên được khuyến cáo ở thời điểm 12 tuần và nhiều xét nghiệm sàng lọc đƣợc ápdụng nhằm nhận diện sớm các thai kỳ nguy cơ cao từ đó có thể chẩn đoán sớm hoặc dự phòngsớm các biến chứng này. Chúng ta đã biết hơn 90% các lệch bội đã được phát hiện nhờ xétnghiệm sàng lọc phối hợp siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm double test (PAPP-A và BetaHCG) ở thời điểm 11-13 tuần 6 ngày.
Doạ sanh non và tiền sản giật cũng là những biến chứng thường gặp và nghiêm trọngtrong thai kỳ. Dù chúng ta đã hiểu nhiều hơn về các yếu tố liên quan cũng nhờ cơ chế sinh bệnhhọc của chuyển dạ sanh non nhưng tỷ lệ sanh non vẫn không giảm trong 50 năm trở lại đây. Ởnhững quốc gia đã phát triển, sanh non là nguyên nhân của một nữa tử vong sơ sinh. Phối hợpsiêu âm đo chiều dài cổ tử cung ngã âm đạo và các yếu tố nguy cơ có thể hữu hiệu hơn việc sànglọc chỉ dựa trên đơn thuần một yếu tố. Với tỷ lệ sàng lọc dƣơng tính 5%, sẽ phát hiện khoảng70% cho các trường hợp sanh cực non, 45% sanh non, 40% sanh non trung bình và 15% sanhnon nhẹ.
Nếu tỷ lệ sàng lọc dương tính là 10% thì tỷ lệ phát hiện là 80%, 60%, 55% và 30%.Khác với sanh non, việc sàng lọc và dự phòng tiền sản giật có vẻ đang có những thànhquả nhất định. Việc sàng lọc phối hợp giữa yếu tố tiền căn của thai phụ, siêu âm đo chỉ số PIđộng mạch tử cung, đo huyết áp động mạch trung bình và sinh hoá máu mẹ ( PAPP-A và PlGF)ở thời điểm 11-13 tuần 6 ngày có thể tầm soát đƣợc 96% tiền sản giật khởi phát sớm. Việc dựphòng Aspirine liều thấp trƣớc 16 tuần đã cho thấy giảm đƣợc tần suất tiền sản giật 50% ở thaikỳ nguy cơ cao và tỷ lệ sanh non giảm 89%.