Sau khi đã thực hiện khóa huấn luyện chuyên môn cho các bác sĩ, kỹ thuật viên Thính Học và các nhà trị liệu Nghe-Nói của bệnh viện Nhi Đồng 1. Đoàn chuyên gia của Qũy Toàn Cầu Vì Trẻ Khiếm Thính đã dành một buổi nói chuyện với các phụ huynh trẻ khiếm thính các đề tài về Thính Học, Cách giúp trẻ Nghe-Nói, phát triển ngôn ngữ.
Mở đầu cô Paige Leanne Stringer, Giám Đốc Qũy Toàn Cầu Vì Trẻ Khiếm Thính, chia sẻ câu chuyện của chính đời mình, một người điếc nặng, nhờ sự thương yêu vô bờ bến của mẹ cô, cùng với mong ước và ý chí được nói chuyện như mọi người bình thường, cô nghe nói và học được như những người có sức nghe bình thường, cô đã tốt nghiệp đại học và có công việc làm như bao thanh niên khác. Bà Judith Simser, chuyên gia nổi tiếng thế giới về trị liệu Nghe-Nói, cũng là một bà mẹ của đứa con trai bị điếc nặng bẩm sinh. Bà đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm phương pháp tốt nhất để tập cho con nghe-nói dù con trai mình chỉ còn khả năng nghe nói rất ít, chính vì con bà đã theo học phương pháp Trị Liệu Nghe_Nói. Con trai bà nay đã 46 tuổi, hiện là một luật sư tại Otawa, nước Canada và bà với kiến thức và kỹ năng thành thạo, đầy kinh nghiệm của mình đang tham gia nhiều dự án huấn luyện chuyên môn cho các nhà trị liệu, giáo viên và cha mẹ trẻ khiếm thính trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các phụ huynh đã được các chuyên gia trả lời thấu đáo các câu hỏi, thắc mắc về trường hợp con mình, chẳng hạn như:
Mẹ của một trẻ đang đeo máy trợ thính ở Gò Vấp hỏi : có phải do đeo máy trợ thính hộp, loại máy đời cũ mà hiện cháu cũng không phát triển về nghe nói. Tiến sĩ Judith đã giải thích, khả năng nghe nói không phải do máy rẻ hoặc đắt tiền, mà trẻ cần gặp bác sĩ Thính Học để chỉnh máy cho thích hợp và cần đến gặp nhà trị liệu để luyện nghe nói.
Mẹ bé Quang thắc mắc, bé đã đang mang máy trọ thính trên trăm triệu đồng, mẹ cũng cố gắng tập, bé có biểu hiện nghe hiểu nhưng vẫn không nói được. Các nhà chuyên mộn đã khám bé rất kỹ, và khuyên rằng mức độ điếc của Quang là điếc nặng và sâu chỉ có khả năng nghe và nói tốt hơn với cấy điện cực ốc tai, máy trợ thính dù đắt tiền cũng không thể giúp bé hơn mức độ hiện nay .
Các chuyên gia cũng có sẵn một số giải pháp rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam như: để xử lý vấn đề ẩm ướt trong thiết bị ống của máy trọ thính, thì ngoài việc dùng máy xấy hút ẩm chuyên dùng cho máy trợ thính, các phụ huynh có thể tháo pin ra, để bộ phận ống ẩm vào thùng gạo qua một đêm, ống sẽ khô ráo lại.
Vấn đề cho trẻ đi học hòa nhập cũng được các chuyên gia quan tâm chia sẻ một cách khoa học rằng không nên sớm cho trẻ đến trường mẫu giáo từ sáng đến chiều, vì mội trường đó quá ồn, sẽ khó cho việc lắng nghe của trẻ, trẻ rất cần ở gần bên người thân để giúp trẻ học lắng nghe, tập nói theo cách cá nhân.
Buổi sinh hoạt tuy vẫn còn nhiều ý trao đổi nhưng cũng phải kết thúc vì quá trưa. Các chuyên gia cũng cố gắng dặn dò các nhà trị liệu của bệnh viện Nhi Đồng 1 cố gắng nỗ lực hỗ trợ huấn luyện tiếp tục cho gia đình để trẻ có cơ hội tiến bộ và hòa nhập.
Hà Thị Kim Yến, Khoa VLTL&PHCN BV Nhi Đồng 1