1. Chuyện về Aline Rebeaud
Cuộc đời có những sắp đặt ngẫu nhiên đến kỳ lạ.
Năm 1992, Aline Rebeaud, khi đó là một cô gái Thuỵ Sĩ xinh đẹp 21 tuổi, thực hiện chuyến đi vòng quanh châu Á để tìm cảm hứng cho nghề nghiệp hội hoạ của mình.
Tại TP.HCM, một tối nọ Aline gặp một em bé nghèo lang thang trong một con hẻm vắng. Hai người chưa gặp nhau lần nào trong đời, không biết ngôn ngữ của nhau, nhưng bàn tay họ chạm vào nhau và nảy sinh một sự gắn kết. Em bé cần Aline giúp đỡ, còn Aline lại không thể ngoảnh mặt với một trường hợp như thế.
Những ngày tiếp theo, Aline Rebeaud gõ cửa nhiều ban ngành khác nhau để tìm cho em bé một chỗ ở. Ai cũng quan tâm, nhưng thời điểm đó mọi chuyện đâu phải dễ dàng. Rồi cô đến nhiều trung tâm xã hội, cô chợt nhận ra thành phố dường như còn thiếu một chỗ để nuôi dưỡng và giáo dục thiếu niên lang thang.
Lần nọ, cô ghé đến trung tâm điều dưỡng tâm thần Thủ Đức và gặp Thành, 12 tuổi, bị nhiều căn bệnh nặng đang đối mặt với cái chết. Không thể bỏ mặc, Aline Rebeaud xin trung tâm giao Thành để mình đưa đi bệnh viện.
Tại viện Tim TP.HCM, bác sĩ lắc đầu vì bệnh quá nặng. Cô lại đi tiếp, ôm Thành qua BV Nguyễn Tri Phương, ở đây người ta nhận chữa nhưng với điều kiện Aline phải ở lại nuôi vì Thành không có người thân.
Ba tháng trôi qua, như có phép màu, Thành khỏi bệnh và trong thời gian đó mọi người đều trìu mến gọi Aline Rebeaud là Tim - vì Thành nằm ở khoa Tim mạch và vì Aline có một "trái tim" thật đẹp.
2. Chuyện về Tim
Hỏi Tim, vì sao lại gắn bó với mảnh đất này 20 năm qua, cô cười tươi nói: "Chắc kiếp trước tôi từng sống ở đây".
Đó là một cách trả lời, nhưng lý do khác, theo tôi, vì Tim là một cô gái nhân hậu. Sau một trẻ, hai trẻ rồi ba trẻ, Tim cứ thế nhận thêm nhiều thiếu niên lang thang vào một cơ sở mà cô lập ra gọi là Nhà May Mắn.
Đầu tiên Tim bỏ tiền túi có được từ bán tranh trước đó. Hết tiền, cô xin gia đình và bạn bè hỗ trợ. Nhưng hỗ trợ cũng chỉ phần nào, đến một lúc Tim phải quay về Thuỵ Sĩ thành lập hội Nhà May Mắn để vận động sự đóng góp của mạnh thường quân khắp thế giới.
Có kinh phí, Nhà May Mắn cứ thế phát triển. Đến nay nhà có ba cơ sở nằm trong phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân.
Trước nhất là tổ ấm May Mắn, ra đời đầu tiên, với 50 con người sống chung với nhau như một đại gia đình, gồm trẻ mồ côi, trẻ đường phố từ mười tuổi trở lên, và người lao động nghèo trong khi làm việc hay sinh hoạt bị tai nạn gãy cột sống dẫn đến bại liệt.
Năm 2005, trung tâm Chắp Cánh ra đời nhằm giúp bệnh nhân sau khi hồi phục phần nào sức khoẻ học nghề để họ tự lao động kiếm sống. Trung tâm có những lớp học cho người ngồi xe lăn như may, vẽ, vi tính, làm đồ mỹ nghệ.
Rồi đến một ngày Tim nghĩ ngợi. Trong khi làm việc ở trung tâm, nhiều thành viên nảy sinh tình cảm, yêu thương nhau, tiến tới lập gia đình và sinh con như mọi người. Khi đó họ phải thuê phòng trọ và gặp nhiều bất tiện vì những chỗ này chỉ dành cho người bình thường.
Tim nói với tôi: "Anh tưởng tượng, sau giờ làm việc họ về nhà và muốn tắm rửa, nghỉ ngơi. Nhưng vào mùa mưa thì đường ngập, muốn vào nhà phải đi qua con dốc, muốn vào phòng tắm phải đi qua bậc thềm, rất khó khăn đối với một người bại liệt".
Từ năm 2007, Tim vận động tiền bạc mua được miếng đất 3.500m2 rồi tiến hành xây dựng. Năm 2011, một cơ sở mới có tên là Làng May Mắn ra đời.
Nơi đây, ngoài 40 căn hộ được thiết kế đặc biệt cho người dùng xe lăn sinh sống còn có những phòng học dành cho trẻ không thể đến trường bình thường vì nhiều lý do khác nhau (mất hết giấy tờ cá nhân, lao động sớm nên quá tuổi đi học, nhà nghèo không có tiền đóng học phí), một phòng dạy làm bánh tây cho trẻ khoẻ mạnh lớn lên ở Nhà May Mắn và một quán ăn phục vụ cho khách bên ngoài.
3. Chuyện về Hoàng Nữ Ngọc Tim
Chiều 5/7 vừa qua, sau 20 năm hoạt động ở Việt Nam, lần đầu tiên Nhà May Mắn chính thức ra mắt tại Nhà hát thành phố. Có lý do để làm chuyện này, vì 20 năm là một chặng đường khá xa cần nhìn lại và nhất là đã đến lúc dự án cần đến sự đóng góp của cộng đồng trong nước để đi tới bền vững.
Tim hồ hởi nói: "Những năm qua, Nhà May Mắn giúp đỡ cho cả ngàn người Việt Nam, nhưng giờ đây nó cần mở rộng đến những vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều người thiệt thòi cần hỗ trợ. Tôi đang nghĩ đến một dự án tại Dăk Nông".
"Tại sao là Đăk Nông?", tôi hỏi. Tim trả lời: "Có lẽ Đăk Nông là tỉnh duy nhất của Việt Nam chưa có cơ sở bảo trợ xã hội. Trong mô hình Nhà May Mắn tương lai ở Đăk Nông, người khuyết tật sẽ sống luôn trong đó mà không cần ra ngoài. Ở đó họ sẽ chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và được giáo dục, trị liệu".
Ý tưởng của Tim dường như không bao giờ cạn kiệt. Cô cho biết, đối với Nhà May Mắn ở TP.HCM thì nhà hảo tâm nào cũng có thể tìm tới giúp đỡ dễ dàng, nhưng Nhà May Mắn ở Đăk Nông phải là một nơi đặc biệt mới kéo người ta lặn lội từ phương xa đến.
Cô sẽ xây dựng ở đó một khu du lịch kết hợp nuôi dưỡng động vật, vừa bảo tồn chúng vừa giúp trị liệu cho người. "Ở Đăk Nông chúng tôi tập trung vào đối tượng khuyết tật tâm thần (trẻ bại não, bệnh Down). Những người này thường không tiếp xúc với người mà thích tiếp xúc với thú vật. Rồi người bị vấn đề vận động ở lưng sẽ được cưỡi ngựa để chữa bệnh. Ở phương Tây cách trị liệu này khá phát triển, được gọi là Thú trị liệu (Pet therapy)", Tim nói.
Với những đóng góp đặc biệt của Tim, tháng qua, Chủ tịch nước đã chấp thuận cho cô mang quốc tịch
Cách đây 20 năm, Nhà May Mắn chỉ là một căn nhà lá tạm bợ nhưng giờ đây đó là những khối nhà bêtông chắc chắn.
Cách đây 20 năm, Tim là một cô gái xinh đẹp, nhưng giờ đây với thời gian những nếp nhăn cũng bắt đầu xuất hiện nơi khoé mắt của cô.
20 năm thanh xuân, đối với người bình thường thật đáng quý, nhưng nếu đó là thời gian mà một cô gái từ một quốc gia phát triển bỏ ra cho một đất nước còn nhiều khó khăn như Việt Nam, thì nó đáng quý biết chừng nào.
Việt Nam. Từ nay cô sẽ mang một cái tên đầy đủ: Hoàng Nữ Ngọc Tim.
20 năm cho câu chuyện về Nhà May Mắn và cũng là câu chuyện cổ tích thật đẹp về một trái tim. Cuối tuần qua, tôi đã chứng kiến những thành viên được cưu mang ở đây.
Có người đã tìm được một nửa của mình, sanh con, con cái thành đạt và du học nước ngoài. Có người nhờ được nuôi dưỡng, học nghề và có cuộc sống ổn định. Và có những người nhờ được bảo bọc mà tìm được giá trị và nhân phẩm đích thực của con người. Nhưng dù là ai, tất cả họ cũng đều may mắn.
Tôi không thể tưởng tượng nổi nếu ngày xưa Aline Rebeaud không đặt chân đến Việt Nam, thì những số phận này giờ đây sẽ như thế nào nữa.
Và may mắn đâu chỉ cho những số phận Việt Nam mà còn cho cả Tim, khi cô đã tìm được chính mình ở mảnh đất này.
Cô tâm sự: "Đã nửa đời người rồi, thời gian ở đây lâu hơn cả ở Thuỵ Sĩ, Tim còn đi đâu nữa. Mỗi năm ra nước ngoài một lần đi "tìm kinh phí", Tim đều nhớ nhà và muốn quay về thật nhanh vì nhà của Tim ở đây mà".
Khi có người thắc mắc cuộc sống riêng tư của Tim như thế nào. Cô cười tươi trả lời: "Một người tất bật suốt ngày lo cho mọi người thì còn thời gian đâu để lo cho một cá nhân riêng nào nữa. Vả lại, tôi có nhiều đứa con ở Nhà May Mắn, chúng đều gọi tôi là Mẹ Tim".
Cách đây 20 năm, Nhà May Mắn chỉ là một căn nhà lá tạm bợ nhưng giờ đây đó là những khối nhà bêtông chắc chắn.
Cách đây 20 năm, Tim là một cô gái xinh đẹp, nhưng giờ đây với thời gian những nếp nhăn cũng bắt đầu xuất hiện nơi khoé mắt của cô.
20 năm thanh xuân, đối với người bình thường thật đáng quý, nhưng nếu đó là thời gian mà một cô gái từ một quốc gia phát triển bỏ ra cho một đất nước còn nhiều khó khăn như Việt Nam, thì nó đáng quý biết chừng nào.
Người phụ nữ ngoại quốc hiến tuổi xuân nuôi người khuyết tật Việt Nam
Khi tới Việt Nam, nhìn những người khuyết tật bị bỏ rơi, Tim đã quyết định ở lại xây nhà che chở cho hàng trăm số phận bất hạnh suốt 20 năm qua.
Cô họa sĩ vẽ tranh bán lấy tiền nuôi người khuyết tật.
Tôi hẹn gặp Tim (42 tuổi) trong một buổi chiều nắng gắt ở Sài Gòn, khi cô đang tất bật lo cơm áo gạo tiền cho hơn 200 người khuyết tật.
Tim kể, cô sinh ra và lớn lên ở Thụy Sỹ trong một gia đình có cha là nhà báo, mẹ là nghệ sĩ. Do họ không hợp nhau nên 15 tuổi, cô đã ra ngoài sống tự lập bằng nghề vẽ tranh. Tên thật của Tim là Aline Rebeaud.
Năm 19 tuổi, cô gái này thi vào trường Đại học Mỹ Thuật. Thấy bản thân có dư những kiến thức trên giảng đường Đại học nên Tim bỏ học, xách ba lô đi khám phá thế giới khi trong túi chỉ có 1.000 USD.
Tim đang hỏi thăm những người bị tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, phải nằm một chỗ
Trong một lần trở về khách sạn ở Việt Nam, Tim nghe thấy tiếng khóc rên rỉ của một bé mồ côi nhặt rác bên đường. Thấy đứa trẻ tội nghiệp, Tim dẫn đi ăn, rồi dẫn về khách sạn cho ngủ cùng. Do thấy người đứa bé dơ dáy, bẩn thỉu, lại không có giấy tờ tùy thân, lễ tân khách sạn nhất định không cho vào. Sáng hôm sau ngủ dậy, Tim vẫn thấy đứa trẻ đứng chờ cô trước cửa khách sạn. Tim dẫn đứa trẻ đi gõ cửa các cơ quan chức năng để xin vào một trung tâm bảo trợ. Tuy nhiên, sau một thời gian về nước và quay trở lại tìm, cô gái mang quốc tịch Thụy Sỹ hay tin đứa trẻ đó đã bỏ trốn.
Tim nhớ, không riêng đứa trẻ nhặt rác, một lần cô gặp đứa trẻ bị bệnh sắp chết, Tim cũng đã đưa vào viện tim để điều trị. Do không có người thân chăm sóc nên suốt 3 tháng trời, Tim đã tình nguyện ở lại làm người nhà chăm sóc cho đứa trẻ. Quãng thời gian này, để có tiền mua thuốc thang cho đứa nhỏ, cô đã phải đi bán tranh.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó chủ tịch phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Chị Tim không những giúp đỡ, tạo điều kiện nơi ăn chốn ở, dậy nghề… cho những người khuyết tật sinh sống tại TP.HCM vượt lên số phận hòa nhập với xã hội mà còn mở rộng vòng tay đón con em công nhân không có điều kiện đến trường được vào Làng May Mắn học tập”.
Nói về nguồn gốc tên Tim của mình, cô họa sĩ vẽ tranh cười bẽn lẽn: “Cảm mến trước tấm lòng của tôi nên các bác sĩ ở viện Tim đã đặt cho tôi cái tên đó”.
Đi vòng quanh thế giới xin tài trợ xây tổ ấm cho “các con”
Chữa bệnh cho những đứa nhỏ xong, Tim thấy chúng không có nhà nên đã suy nghĩ cần phải làm gì tiếp theo. Cô quyết định dành tất cả tiền bán tranh để thuê một mái nhà lá ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (TP.HCM). Ngôi nhà được mang tên Nhà May Mắn. Chia sẻ với Zing.vn, Tim bảo khi ở Thụy Sỹ, cô chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh người dân bị tai nạn lao động té từ trên nhà cao xuống để rồi liệt tứ chi, nằm bán thân bất toại. Nhưng ở Việt Nam, cô lại bắt gặp rất nhiều thanh niên như vậy. Thương cảm trước những số phận kém may mắn, Tim đã đón những bệnh nhân này về căn nhà lá của mình để lo cho họ miếng cơm, manh áo. Cô cũng là người vực tinh thần họ dậy bằng cách tập những bài tập vật lý trị liệu, giúp nhiều người vận động cơ thể, đầu óc.
Tim và kỹ thuật viên đang dậy “con” của mình tập vật lý trị liệu
Sau thời gian kiên trì khôi phục sức khỏe cho những khuyết tật và muốn họ hòa nhập cùng xã hội, Tim đã dạy nghề để họ tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, giúp họ lập gia đình, sinh con đẻ cái như những người bình thường khác. Tim chia sẻ, dù mới ở tuổi 42, nhưng hiện chị đã có gần 70 đứa cháu nội, ngoại của 200 người khuyết tật mà chị cưu mang đỡ đầu. Chị kể, để có điều kiện chăm sóc sức khỏe vật chất và tinh thần cho con cháu của mình, hằng năm chị đi vòng quanh thế giới, giới thiệu về căn nhà May Mắn của mình, nơi có số phận bất hạnh đang rất cần sự giúp đỡ cưu mang của những tấm lòng nhân đạo.
Chị Tim bế “cháu ngoại” là con của người khuyết tật ngồi trên xe lăn ở Nhà May Mắn
Từ những câu chuyện Tim kể, người nghe xúc động và mở lòng giúp đỡ. Từ những đồng tiền quyên góp của các mạnh thường quân ở khắp thế giới, Tim mang về Việt Nam thuê đất xây dựng nhà trong khu Làng May Mắn cho các con, các cháu ở. Có nhà ở rồi, Tim lại tính tới chuyện phải dậy chúng nên người, Tim lại mở nhà trẻ, mở lớp học rồi thuê thầy cô giáo về dậy. “Đã giúp thì phải giúp đến cùng, chứ không giúp được nửa đường rồi bỏ, tội nghiệp họ”, Tim nói. Không chỉ giúp những người khuyết tật vượt qua bệnh tật, tạo việc làm, xây nhà cho họ ở, Tim còn mở rộng tấm lòng cho những công nhân lao động nghèo gửi con nhỏ vào nhà trẻ và trường học miễn phí, để họ yên tâm đi làm kiếm tiền nuôi con. Thấy được những đóng góp của Tim dành cho người khuyết tật Việt Nam, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cho Tim nhập quốc tịch vào Việt Nam với cái tên Hoàng Nữ Ngọc Tim.
Bị liệt tứ chi nằm một chỗ, lại bị gia đình bỏ rơi ở bệnh viện, tưởng cuộc đời như bỏ đi, nhưng anh Đỗ Minh Tâm may mắn được chị Tim nhận về Nhà May Mắn chăm lo thuốc thang chữa trị bệnh tật. Để xua tan đi những u ám trong cuộc đời Tâm, chị dậy cho Tâm vẽ tranh bằng miệng. Cũng cùng hoàn cảnh với Tâm, Vũ cũng bị tai nạn trên đường đi học. Nhà nghèo không biết bấu víu vào đâu, Vũ được “mẹ Tim” đón về. Sau 8 năm được ở Nhà May Mắn từ một người nằm 1 chỗ, không đi lại được do bị gãy đốt sống cổ, liệt tứ chi, nhưng bằng các phương pháp vật lý trị liệu, Vũ đã đi lại được bằng xe lăn. Giờ đây, Vũ đã trở thành người quản lý phòng vi tính dậy Internet cho các bạn có cùng cảnh ngộ khác. Để cảm ơn tấm lòng của “mẹ Tim” Vũ đã làm một bài thơ rất xúc động với nội dung
Chẳng cùng quốc tịch – màu da. Chẳng cùng ngôn ngữ. Vậy mà mẹ thương.
Hai mươi năm một chặng đường.
Tuổi xuân hiến trọn việc lương xứ người…
“Ngôi nhà May Mắn” là nơi.
Mẹ cưu mang những mảnh đời đau thương…
Mẹ dậy học vẽ – may – thêu.
Mỹ nghệ, vi tính, học yêu cuộc đời.
Trong nhà đầy ắp tiếng cười.
Gái trai, già trẻ, bao lời thiết tha.
Mỗi sáng nhộn nhịp cả nhà.
Trẻ đi học chữ, còn ta đi làm.
****
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Ban chấp hành Hội Y học Tp.HCM nhiệm kỳ VIII".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến:
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập:
Bấm vào đây