Uống sữa nhiều có thể tạo nguy cơ gây thiếu sắt

NCTH – sáng ngày 06/07/2019,  tại hội trường Truyền thông – Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – số 461 Sư Vạn Hạnh, Q.10 – TP.HCM đã diễn ra chương trình Tư vấn và Tầm soát của Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo chuyên đề: những điều cần biết về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều tưởng là trớ trêu như thế nhưng lại có căn nguyên khoa học của nó. Với việc cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, sữa vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng toàn diện. Thế nhưng, các khoáng chất canxi, photpho và sắt không phải được hấp thụ đủ theo nhu cầu cơ thể.

bác sĩ Hoàng Phương Anh

BS.Hoàng Phương Anh, giảng viên Bộ môn Nhi – Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ về “Biếng ăn ở trẻ em”: chúng ta cần phải để cho trẻ ăn trong bửa ăn thoải mái, đừng để trẻ ăn trong bửa ăn chan đầy nước mắt. Các biểu hiện của trẻ biếng ăn là: trẻ không ăn một số thức ăn hoặc không ăn tất cả các loại thức ăn. Ắn ít hơn so với bình thường, thời gian ăn kéo dài 3o phút. Trẻ ăn không đủ phần sẽ đẫn đến thiếu kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Hành vi ép ăn của cha – mẹ cũng có thể gây ra những biến chứng như: lo âu, trầm cảm…

Bác sĩ Thiên Thanh

Theo Bs. CK1 – Vương Ngọc Thiên Thanh, giảng viên Bộ môn Nhi – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ: giữa canxi, photpho và sắt có sự cạnh tranh với nhau. Canxi, photpho cạnh tranh hấp thụ với sắt, khiến sắt không được hấp thụ hoặc hấp thụ không đủ. “Ngay cả những trẻ uống sữa nhiều như uống nước, trẻ béo phì thì vẫn có thể bị thiếu sắt. Theo quan sát của tôi trong khoảng một năm tại BV Nhi Đồng 1 thì có đến 10 – 15 trẻ như vậy. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, căn bệnh này được gọi chung là bệnh “thiếu máu thiếu sắt” – một nhánh của suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ em thì bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em dưới 05 tuổi, số liệu trên thế giới là 15% trẻ em mắc bệnh này. Nghĩa là 200 trẻ thì có đến 30 trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.

PV