Tiêm phòng và theo dõi cho trẻ sau tiêm chủng

Lợi ích của việc tiêm chủng:

Tăng cường miễn dịch cho trẻ chống lại các vi trùng, vi rút gây bệnh.

Ngoài việc nuôi dưỡng trẻ, Các bậc phụ huynh còn có một vấn đề thiết yếu cần phải  quan tâm là phải tiêm phòng cho trẻ đầy đủ nhằm bảo vệ cho trẻ được phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.

Lịch tiêm chủng trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

 

Tuổi

Các bệnh cần được tiêm

2-3 ngày sau sinh

BCG (Lao), VGSVB1 (Viêm gan B)

2 tháng

DTC1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà), SABIN1 (bại liệt), VGSVB2 

3 tháng

DTC2 + SABIN 2

4 tháng

DTC3 + SABIN 3 + VGSVB 3

9 tháng

Sởi

12 tháng

VGSVB 4

16-18 tháng

DTC4 + SABIN 4

 

Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng:

Hiện nay, ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng, còn có thể chủng ngừa thêm nhiều loại bệnh khác hoặc có thể kết hợp cùng một mũi tiêm mà có thể chủng ngừa đồng thời nhiều bệnh rất tiện lợi ở địa bàn Thành Phố, một số quận huyện nội thành, các tỉnh có tiêm chủng thêm một số loại sau:

1.      Viêm màng não mủ do Heamophilus Influenza B (Hib) có thể chủng từ 2 tháng tuổi trở lên.Tùy theo tháng tuổi mà lịch tiêm nhắc lại khác nhau. Có thể kết hợp chủng Infanix hexa (6 loại: DTC, Polio, VGSVB, Hib), Pentaxim (5 loại: DTC, Polio, Hib), Tetract Hib (4 loại: DTC, Hib)….vv

 

2.      Sởi – quai bị – Rubeol (Rubella) tiêm từ 15 tháng tuổi.

3.      Thuỷ đậu (trái rạ) tiêm một mũi duy nhất từ 12 tháng tuổi.

4.      Viêm não Nhật Bản B được chủng khi trẻ > 12 tháng tuổi tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm.

5.      Cúm: Có thể tiêm từ 6 tháng tuổi trở lên.

6.      Viêm màng não do Meningoccoci A + C (não mô Cầu A + C).

7.      Ngừa tiêu chảy do rota vi-rút: đối với trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi (uoỏng).

8.      Ngừa viêm gan siêu vi A: tiêm từ 1 tuổi trở lên.

9.      Ngừa thương hàn: đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên…vv

Nói chung, tuỳ theo kinh tế mỗi gia đình, tuỳ theo sự quan tâm của các bà mẹ, trẻ có thể được tiêm chủng theo yêu cầu, nó sẽ mang đến mọi lợi ích cho trẻ.

Các phản ứng sau tiêm chủng người nhà cần biết:

-          Đau tại chỗ tiêm .

-          Quy khc >3 gi th­ng do ®au.

-          sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ .

-          nổi nốt cứng hay nốt dưới da co thể sảy ra và có thể tồn tại trong một hay vài tuần.

-          Một số ít có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban .

-          có thể rối loạn tiêu hoá, chán ăn, mất ngủ dễ kích động , trẻ bứt rứt khó chịu thoáng qua

Các dấu hiệu nặng sau tieõm chuỷng  cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:

-          -Sốt cao ≥39 'C.

-          -Co giật.

-          -Tay chân lạnh,tím tái.

-          -Thở khó, co lõm ngực .

-          -Bứt rứt, quấy khóc nhiều không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

-          -Lừ đừ, bỏ bú.

-          -Sưng to, đỏ quanh chổ tiêm.

Khi nào không chủng ngừa cho trẻ:

-Trẻ đang có bệnh cấp tính, viêm phổi, tiêu chảy…(thường thì biểu hiện sốt cao, mệt mỏi , ho , khò khè , hoặc  tiêu chảy nhiều lần )

-Trẻ đang được điều trị các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc Corticoide liều cao và kéo dài quá một tuần.

-Trẻ có phản ứng trầm trọng với thuốc chủng ngừa ở những lần chủng trước (tạm ngưng vài tháng , và khi tiêm chủng nên tiêm từng loại vaccin một, không nên kết hợp nhiều vaccin cùng một lúc)

-Trẻ bị HIV(+) c triệu chứng suy giảm miễn dịch.

-Trẻ đang có bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

Làm gì khi con bạn bị sốt?

Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5' C đến 37,4' C.

Sốt khi nhiệt độ đohậu môn trẻtừ 38 C trở lên.

Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi,vi khuẩn,đôi khi không phải do nhiễm trùng như bệnh hệ thống ,bệnh lý ác tính, sốt do thuốc, sau chích ngừa, sốt do môi trường…

*nên làm:

-cho trẻ uống nhiều nước.

-trẻ tiếp tục được ăn ,uống bình thường.

-Nằm phòng thóang.

-Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38 'C  trở lên.

-Lau mát tích cực với nước ấm.

Phương pháp lau mát: dùng 5 khăn:

-1 đắp trán.

-2 đắp nách.

-2 đắp bẹn .

Lau với nước ấm,nhiệt độ nước ấm thấp hơn nhiệt độ trẻ 2 độ.

Theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ <38,5 'C.

Vì sao phải chủng ngừa lao

là bệnh gây ra bởi vi khuẩn lao.

Thường gây bệnh phổi,và 1 số cơ quan khác:lao xương ,khớp,não….

Không phảI tất cả những người nhiễm lao đầu bị bệnh ,thường là người lành mang mấm bệnh,không có biểu hiện triệu chứng gì và có thể không bao giờ phát bệnh.

Những người nhiễm lao phát bệnh có nguy cơ lây bệnh cao cho người khác.

Lây truyền chủ yếu qua không khí

Nừu không được điều trị sẽ suy kiệt và tử vong.

Phòng ngừa tốt nhất là tiêm chủng sớm cho trẻ.

Vì sao phảI chủng ngừa Viêm gan siêu vi B.

Là bệnh gây ra bởi vi rút làm tổn thương gan.

Người lớn mắc bệnh thường tự khỏi, trẻ em hầu hết bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ sơ sinh ,thường trở thành người mang trùng mạn tính., dễ biến chứng về sau bị viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.

Đường lây :

Tiếp xúc máu:do tiêm chủng không an tòan.

Mẹ truyền sang con trong quá trình sinh đẻ.

Quan hệ tình dục

Giữa các trẻ trong khi tiếp xúc với vết cắn, xước , cào…

Dự phòng tốt nhất là tiêm chủng cho trẻ càng sớm càng tốt.

Các thông tin cần biết về bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt

(Vaccin DTC-Sabin)

Bệnh bạch hầu:

Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi,chủ yếu là trẻ không được tiêm chủng.Trong năm 2000 có đến 30.000 trường hợp mắc bệnh trong đó có đến 3000 trường hợp tử vong(chiếm 1/10)đã được báo cáo trên tòan thế giới.Chủ yếu do độc tố của trực khuẩn bạch hầu tiết ra gây tổn thương nhiều cơ quan tổ chức cơ thể.

Có nhiều thể bệnh, thường gặp nhất là:

-Bạch hầu họng .

-Bạch hầu thanh quản.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:

BH họng: viêm họng ,chán ăn,sốt nhẹ.Trong vòng 2-3 ngày xuất hiện giả mạc.

Bệnh nhân có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Bệnh nặng không có dấu hiệu sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

Biến chứng của bệnh:

Nguy hiểm nhất là nghẽn đường hô hấp và gây tử vong.

Viêm cơ tim và van tim

Rối lọan nhịp tim.

Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng bạch hầu trong cộng đồng.

Bệnh uốn ván:

Do độc tố vi trùng uốn ván gây ra sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất,môi trường xung quanh.

độc tốc tác động trên hệ thần kinh cơ.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh,đặc biệt trẻ sơ sinh gọi là uốn ván sơ sinh.Hầu hết trẻ sơ sinh khi mắc bệnh đều tử vong.Trong năm 2000 ,TCYT  thế giới ước tính có 200.000 trẻ sơ sinh tử vong vì uốn ván .

Đường lây truyền:

Người có thể nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắn bị nhiễm bẩn.Tác nhân gây bệnh thường phát triễn trong vết thương sâu do đinh,dao,mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:

Thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày,nhưng có thể lâu hơn 3 tuần.Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Cứng hàm là dấu hiệu đầu tiên.Sau đó cứng cổ,khó nuốt…

Biến chứng :

Co thắt,co giật cơ

Rối lọan nhịp tim.

Hôn mê.

Viêm phổi và các nhiễm trùng khác.

Dự phòng tốt nhất là tiêm chủng cho trẻ.

Ho gà

Trong năm 2000 ước tính có 39 triệu trường hợp mắc bệnh,trong đó 297.000 trường hợp tử vong trên thế giới do ho gà.

Là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn có trong mũi miệng,họng.

trẻ mắc bệnh này thường ho kéo dài từ 4-8 tuần.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm trẻ<1 tuổi

Biến chứng bệnh:

Viêm phổi.

Co giật do sốt và giảm oxy não.

Dự phòng hiệu quả nhất là tiêm phòng cho trẻ.

Bại liệt

Là bệnh do vi-rút polio gây ra bởi 1 trong 3 type 1,2 ,3.

Khu vục tây TháI Bình Dương (trong đó có Việt Nam) đã thanh tòan bại liệt vào năm 2000.

Lây truyền qua đường tiêu hóa(phân,miệng).

đa số trẻ bhiễm vi-rút không có biểu hiện lâm sàngnhưng để lại miễn dịch đặc hiệu suốt đời.

Dấu hiệu lâm sàng:

Giống cảm cúm :sốt,tiêu chảy,nhức đầu,đau họng..

Cùng với sốt đau các chi sắp bị liệt và xuất hiện liệt mềm trong những ngày cuối của tuần đấu tiên.

Những trường hợp qua khỏi để lại di chứng liệt suốt đời. Dự phòng hiệu quả nhất là tiêm phòng cho trẻ.

Qui định tiêm chủng DTC  và  uống sabin:

1.bắt đầu tiêm lúc 2 tháng tuổi trở lên hoặc trẻ > 4,5 kg.

2.tiêm nhắc lại mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần (28 ngày).

3.tiêm vị trí 1/3 giữa ngòai đùi  (P).

4. Chống chỉ định khi trẻ có biểu hiện quá mẫn với liều tiêm trước hoặc dị ứng bất cứ thành phần nào của vac-xin.

Lưu ý:  giữ trẻ chắc chắn trước khi tiêm.

-Người mẹ ngồi và đặt em bé vào lòng. Một tay người mẹ đặt sau lưng trẻ,1 tay của bé ôm lấy sườn của mẹ

- Người mẹ có thể kẹp chân em bé vào giữa đùi mình rồi giữ chặt hoặc có thể 1tay giữ chặt chân bé vào lòng mình.