Báo động hiểm họa vi nhựa ở Việt Nam

Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi, mỗi năm mỗi người đưa vào cơ thể 39.000 tới 52.000 hạt vi nhựa. Nếu tính cả các phân tử nhựa trong không khí, con số này có thể từ 74.000-121.000 hạt, theo báo cáo của đại học Victoria vừa công bố tháng 6.2019.  

Theo viện nghiên cứu 5 Gyres, khoảng 93.000 - 236.000 tấn vi nhựa đang lơ lửng trong đại dương. Những hạt nhựa siêu nhỏ này từ đó đi vào cơ thể của 663 loài sinh vật sống dưới biển, men theo chuỗi thức ăn và tiến vào cơ thể con người. Chưa hết, chúng còn tồn tại ngay trong bầu không khí con người đang hít thở hằng ngày.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia quản lý rác thải nhựa kém hiệu quả nhất thế giới, theo kết quả nghiên cứu của Jambeck. Song song với đó, hiện tại thông tin cũng như các nghiên cứu về an toàn nguồn nước tại Việt Nam vẫn còn hết sức khan hiếm bởi ý thức của cộng đồng về vấn đề này vẫn chưa cao.  

Báo động hiểm họa vi nhựa ở Việt Nam - ảnh 1

Các mảnh nhựa bám chặt vào các vách đá. Ảnh: Ignacio Gestoso. 

Theo sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm chỉ riêng TP.HCM đã xả ra khoảng 250.000 tấn rác thải nhựa, trong đó khoảng 48.000 tấn sẽ được đưa vào các bãi chôn rác và 200.000 tấn còn lại bị đưa vào hệ thống kênh rạch và cống xả thải.

Nghiên cứu năm 2018 của Lahens chỉ ra rằng mỗi mét khối nước trên sông Sài Gòn chứa 172.000-519.000 sợi nhựa và 10-223 mảnh nhựa. Tàn dư của rác thải nhựa sẽ “ký sinh” theo vòng tuần hoàn của sự sống: trôi nổi ra đại dương, sau đó tiến vào cơ thể sinh vật biển và cuối cùng là hệ tiêu hóa của con người.     

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thực sự chắc chắn về mức vi nhựa cơ thể con người có thể chịu đựng và tác hại cụ thể mà chúng gây ra. Tuy vậy báo cáo "Nhựa và sức khỏe con người: Một vấn đề vĩ mô" của Stephanie L.Wright và Frank J. Kelly cho rằng việc tích lũy quá lâu vi nhựa trong cơ thể có thể dẫn tới tình trạng bị nhiễm độc.

Các nhà nghiên cứu của đại học John Hopkins khi tìm hiểu về tác hại của việc ăn hải sản có chứa vi nhựa phát hiện ra rằng việc tích lũy chất độc hại này trong cơ thể có thể phá hủy hệ miễn dịch và làm mất cân bằng đường ruột.

Bởi sự hiện diện rộng khắp và phức tạp của hạt vi nhựa, nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng việc loại bỏ chúng hoàn toàn là điều không thể.

Tuy không thể chủ động kiểm soát ngay lập tức lượng vi nhựa trong không khí và thức ăn, con người có thể thực hiện các biện pháp đơn giản để hạn chế các phân tử vi nhựa trong lượng nước uống hằng ngày.

Báo động hiểm họa vi nhựa ở Việt Nam - ảnh 2

Những người có thói quen uống nước đóng trong chai nhựa sẽ tiêu thụ thêm 90.000 hạt vi nhựa so với những người khác. Ảnh: AP PhotoRajesh Kumar Singh.

Những người có thói quen uống nước đóng trong chai nhựa sẽ tiêu thụ thêm 90.000 hạt vi nhựa, trong khi những người uống nước bình thường sẽ chỉ chịu thêm 4.000 hạt, theo báo cáo "Việc tiêu thụ hạt vi nhựa của con người" do đại học Victoria công bố tháng 6.2019. Chính vì vậy việc hạn chế uống nước trong các chai nhựa là hành động đơn giản có thể ngay lập tức thực hiện để giảm tiếp xúc với vi nhựa.

“Tuy vậy, khi người Việt dùng nước từ vòi đun sôi để nguội, tôi vẫn chưa cho rằng đó là cách triệt để để các gia đình có thể giảm nguy cơ bị nhiễm vi nhựa,” ông Kinoshita Hiroyuki, chủ tịch tập đoàn Mitsubishi Chemical Cleansui, bày tỏ.   

Trong sự kiện ra mắt chính thức các thiết bị của Mitsubishi Cleansui hôm 3.7 vừa qua, doanh nghiệp này đã giới thiệu về công nghệ màng lọc sợi rỗng trên hàng loạt thiết bị lọc nước chuyên dụng để có thể giúp giảm thiểu lượng vi nhựa và ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Đặc biệt những sản phẩm này không sử dụng điện hay nước thải và hoàn toàn thân thiện với môi trường.         

Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều các biện pháp hiệu quả để chống lại hậu quả của ô nhiễm môi trường. Nhưng không có nghĩa công nghệ là phương thức giải quyết dứt điểm mọi vấn đề. Tác nhân cốt yếu vẫn là ý thức của cộng đồng. Để có thể giảm thiểu vi nhựa, phương thức hiệu quả nhất vẫn là chung tay nói không với việc sử dụng nhựa lãng phí đồng thời cùng thúc đẩy các phong trào làm sạch môi trường.