Người phụ nữ ngoại quốc hiến tuổi xuân nuôi người khuyết tật Việt Nam

Cô họa sĩ vẽ tranh bán lấy tiền nuôi người khuyết tật.
 
Tôi hẹn gặp Tim (42 tuổi) trong một buổi chiều nắng gắt ở Sài Gòn, khi cô đang tất bật lo cơm áo gạo tiền cho hơn 200 người khuyết tật.
 
Tim kể, cô sinh ra và lớn lên ở Thụy Sỹ trong một gia đình có cha là nhà báo, mẹ là nghệ sĩ. Do họ không hợp nhau nên 15 tuổi, cô đã ra ngoài sống tự lập bằng nghề vẽ tranh. Tên thật của Tim là Aline Rebeaud.
 
Năm 19 tuổi, cô gái này thi vào trường Đại học Mỹ Thuật. Thấy bản thân có dư những kiến thức trên giảng đường Đại học nên Tim bỏ học, xách ba lô đi khám phá thế giới khi trong túi chỉ có 1.000 USD.
 
Tim đang hỏi thăm những người bị tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, phải nằm một chỗ
 
Tim đang hỏi thăm những người bị tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, phải nằm một chỗ
 
Trong một lần trở về khách sạn ở Việt Nam, Tim nghe thấy tiếng khóc rên rỉ của một bé mồ côi nhặt rác bên đường. Thấy đứa trẻ tội nghiệp, Tim dẫn đi ăn, rồi dẫn về khách sạn cho ngủ cùng. Do thấy người đứa bé dơ dáy, bẩn thỉu, lại không có giấy tờ tùy thân, lễ tân khách sạn nhất định không cho vào. Sáng hôm sau ngủ dậy, Tim vẫn thấy đứa trẻ đứng chờ cô trước cửa khách sạn. Tim dẫn đứa trẻ đi gõ cửa các cơ quan chức năng để xin vào một trung tâm bảo trợ. Tuy nhiên, sau một thời gian về nước và quay trở lại tìm, cô gái mang quốc tịch Thụy Sỹ hay tin đứa trẻ đó đã bỏ trốn.
 
Tim nhớ, không riêng đứa trẻ nhặt rác, một lần cô gặp đứa trẻ bị bệnh sắp chết, Tim cũng đã đưa vào viện tim để điều trị. Do không có người thân chăm sóc nên suốt 3 tháng trời, Tim đã tình nguyện ở lại làm người nhà chăm sóc cho đứa trẻ. Quãng thời gian này, để có tiền mua thuốc thang cho đứa nhỏ, cô đã phải đi bán tranh.
 
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó chủ tịch phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Chị Tim không những giúp đỡ, tạo điều kiện nơi ăn chốn ở, dậy nghề… cho những người khuyết tật sinh sống tại TP.HCM vượt lên số phận hòa nhập với xã hội mà còn mở rộng vòng tay đón con em công nhân không có điều kiện đến trường được vào Làng May Mắn học tập”.
 
Nói về nguồn gốc tên Tim của mình, cô họa sĩ vẽ tranh cười bẽn lẽn: “Cảm mến trước tấm lòng của tôi nên các bác sĩ ở viện Tim đã đặt cho tôi cái tên đó”.
 
Đi vòng quanh thế giới xin tài trợ xây tổ ấm cho “các con”
 
Chữa bệnh cho những đứa nhỏ xong, Tim thấy chúng không có nhà nên đã suy nghĩ cần phải làm gì tiếp theo. Cô quyết định dành tất cả tiền bán tranh để thuê một mái nhà lá ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (TP.HCM). Ngôi nhà được mang tên Nhà May Mắn. Chia sẻ với Zing.vn, Tim bảo khi ở Thụy Sỹ, cô chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh người dân bị tai nạn lao động té từ trên nhà cao xuống để rồi liệt tứ chi, nằm bán thân bất toại. Nhưng ở Việt Nam, cô lại bắt gặp rất nhiều thanh niên như vậy. Thương cảm trước những số phận kém may mắn, Tim đã đón những bệnh nhân này về căn nhà lá của mình để lo cho họ miếng cơm, manh áo. Cô cũng là người vực tinh thần họ dậy bằng cách tập những bài tập vật lý trị liệu, giúp nhiều người vận động cơ thể, đầu óc.
 
Tim và kỹ thuật viên đang dậy “con” của mình tập vật lý trị liệu
 
Tim và kỹ thuật viên đang dậy “con” của mình tập vật lý trị liệu
 
Sau thời gian kiên trì khôi phục sức khỏe cho những khuyết tật và muốn họ hòa nhập cùng xã hội, Tim đã dạy nghề để họ tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, giúp họ lập gia đình, sinh con đẻ cái như những người bình thường khác. Tim chia sẻ, dù mới ở tuổi 42, nhưng hiện chị đã có gần 70 đứa cháu nội, ngoại của 200 người khuyết tật mà chị cưu mang đỡ đầu. Chị kể, để có điều kiện chăm sóc sức khỏe vật chất và tinh thần cho con cháu của mình, hằng năm chị đi vòng quanh thế giới, giới thiệu về căn nhà May Mắn của mình, nơi có số phận bất hạnh đang rất cần sự giúp đỡ cưu mang của những tấm lòng nhân đạo.
 
Chị Tim bế “cháu ngoại” là con của người khuyết tật ngồi trên xe lăn ở Nhà May Mắn
 
Chị Tim bế “cháu ngoại” là con của người khuyết tật ngồi trên xe lăn ở Nhà May Mắn
 
Từ những câu chuyện Tim kể, người nghe xúc động và mở lòng giúp đỡ. Từ những đồng tiền quyên góp của các mạnh thường quân ở khắp thế giới, Tim mang về Việt Nam thuê đất xây dựng nhà trong khu Làng May Mắn cho các con, các cháu ở. Có nhà ở rồi, Tim lại tính tới chuyện phải dậy chúng nên người, Tim lại mở nhà trẻ, mở lớp học rồi thuê thầy cô giáo về dậy. “Đã giúp thì phải giúp đến cùng, chứ không giúp được nửa đường rồi bỏ, tội nghiệp họ”, Tim nói. Không chỉ giúp những người khuyết tật vượt qua bệnh tật, tạo việc làm, xây nhà cho họ ở, Tim còn mở rộng tấm lòng cho những công nhân lao động nghèo gửi con nhỏ vào nhà trẻ và trường học miễn phí, để họ yên tâm đi làm kiếm tiền nuôi con. Thấy được những đóng góp của Tim dành cho người khuyết tật Việt Nam, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cho Tim nhập quốc tịch vào Việt Nam với cái tên Hoàng Nữ Ngọc Tim.
 
Bị liệt tứ chi nằm một chỗ, lại bị gia đình bỏ rơi ở bệnh viện, tưởng cuộc đời như bỏ đi, nhưng anh Đỗ Minh Tâm may mắn được chị Tim nhận về Nhà May Mắn chăm lo thuốc thang chữa trị bệnh tật. Để xua tan đi những u ám trong cuộc đời Tâm, chị dậy cho Tâm vẽ tranh bằng miệng. Cũng cùng hoàn cảnh với Tâm, Vũ cũng bị tai nạn trên đường đi học. Nhà nghèo không biết bấu víu vào đâu, Vũ được “mẹ Tim” đón về. Sau 8 năm được ở Nhà May Mắn từ một người nằm 1 chỗ, không đi lại được do bị gãy đốt sống cổ, liệt tứ chi, nhưng bằng các phương pháp vật lý trị liệu, Vũ đã đi lại được bằng xe lăn. Giờ đây, Vũ đã trở thành người quản lý phòng vi tính dậy Internet cho các bạn có cùng cảnh ngộ khác. Để cảm ơn tấm lòng của “mẹ Tim” Vũ đã làm một bài thơ rất xúc động với nội dung
 
Chẳng cùng quốc tịch – màu da. Chẳng cùng ngôn ngữ. Vậy mà mẹ thương.
 
Hai mươi năm một chặng đường.
 
Tuổi xuân hiến trọn việc lương xứ người…
 
“Ngôi nhà May Mắn” là nơi.
 
Mẹ cưu mang những mảnh đời đau thương…
 
Mẹ dậy học vẽ – may – thêu.
 
Mỹ nghệ, vi tính, học yêu cuộc đời.
 
Trong nhà đầy ắp tiếng cười.
 
Gái trai, già trẻ, bao lời thiết tha.
 
Mỗi sáng nhộn nhịp cả nhà.
 
Trẻ đi học chữ, còn ta đi làm.
 
****
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Ban chấp hành Hội Y học Tp.HCM nhiệm kỳ VIII".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến: 
Để đăng lên nhóm này, hãy gửi email đến: Bấm vào đây.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập: Bấm vào đây 
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập: Bấm vào đây