Đáp ứng nhu cầu Vi chất Dinh Dưỡng cho sức khỏe và sự phát triển

Người biên tập : Z. Bhutta, R. Hurrell, I. Rosenberg
Books - Pediatric Series
Vol. 70 , 2012

Mô tả ngắn gọn

Hội Nghị Viện Dinh Dưỡng Nestlé lần thứ 70 tập trung vào vai trò quan trọng của Dinh Dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên. Hội nghị chú trọng vào những thiếu hụt của bà mẹ và thai nhi mà có thể gây ra lập trình chuyển hóa không đầy đủ trên đứa trẻ với sự gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính không lây sau này. Để trả lời những câu hỏi và dẫn dắt những thảo luận khoa học, chúng tôi đã mời những chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực sức khỏe và khoa học Dinh Dưỡng để làm rõ cơ chế bệnh sinh của thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ và thời thơ ấu, phương pháp và chiến lược phòng ngừa và cơ hội cho điều trị.

Hiển thị nội dung

Thiếu vi dưỡng chất toàn cầu ở trẻ em, tác động lên phát triển và tồn tại: những thách thức và cơ hội
Tác giả: Aamer Imdad và Zulfiqar A. Bhutta

Hiển thị toàn văn (PDF)

Vi chất dinh dưỡng trong điều trị suy dinh dưỡng còi cọc và trung bình
Tác giả: Mary E. Penny

Hiển thị toàn văn (PDF)

Để đo lường sự phát triển của trẻ em, người ta thường so sánh trọng lượng và chiều cao của chúng với biểu đồ chỉ số của những trẻ em tăng trưởng bình thường. Việc này sẽ giúp chúng ta phát hiện được những trẻ em bị thấp (thấp còi) hoặc suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng từ tuổi còn nhỏ sẽ mang lại những hậu quả nặng nề về sau nên cần phải được đề phòng và điều trị. Các vi chất dinh dưỡng là các chất dinh dưỡng cần thiết có trong thực phẩm với số lượng nhỏ. Một số vi chất dinh dưỡng rất quan trọng cho tăng trưởng. Trẻ em đặc biệt có nguy cơ bị suy dinh dưỡng trong hai năm đầu đời do những thức ăn dặm thêm cho sữa mẹ thường bị thiếu các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn với số lượng nhỏ. Trẻ cần tăng trưởng nhưng lại thường bị thiếu kẽm, sắt, can-xi và đôi khi cả vitamin A nữa. Những thực phẩm từ động vật như thịt, cá và sữa là nguồn vi dưỡng chất dồi dào nhưng các gia đình lại thường không đủ khả năng chi trả. Chúng ta sẽ xem xét làm thế nào các vi chất dinh dưỡng có thể điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng thể thấp còi và trung bình.

Yêu cầu về kẽm: đánh giá và nhu cầu của cộng đồng
Tác giả: K. Michael Hambidge

Hiển thị toàn văn (PDF)

Có rất nhiều yếu tố tác động lên nhu cầu về kẽm của một người cả về thể chất và sinh lý bệnh. Những yếu tố đó cần được nghiên cứu thêm. Ví dụ, có bằng chứng (nhưng vẫn cần thêm sự khẳng định chắc chắn) rằng có sự tăng điều chỉnh hấp thu kẽm trong thời kỳ mang thai và giảm điều chỉnh bài tiết kẽm nội sinh của ruột ở phụ nữ cho con bú. Viêm nhiễm, tiêu chảy và nhiễm giun tròn là những bệnh lý rất cần đến tác dụng định lượng về nhu cầu và sự ổn định nội môi của kẽm. Tuy nhiên, nền tảng thiết yếu là phải có đánh giá đáng tin cậy về nhu cầu kẽm của trẻ em khỏe mạnh, phụ nữ không mang thai và không cho con bú. Mặc dù khá lạc quan trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có những phương pháp mới để xác định nhu cầu về kẽm. Tuy nhiên hiện nay đã có những chắt lọc các cách tiếp cận giai thừa. Cách tiếp cận giai thừa phụ thuộc vào ước tính nhu cầu sinh lý, tiếp theo là xác định lượng kẽm ăn vào để đạt tới lượng kẽm cần thiết được hấp thu nhằm cân bằng các yêu cầu sinh lý. Sau đó, nó phụ thuộc vào tính sinh khả dụng được xác định chủ yếu bởi chế độ ăn có phytate.

Vai trò của kẽm với sức khỏe và sự sống của trẻ em

Tác giả: Robert E. Black và Christa Fischer Walker

Hiển thị toàn văn (PDF)

Thiếu kẽm là hiện tượng phổ biến trên Thế giới mang lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Thiếu kẽm nặng sẽ dẫn đến hạn chế chiều cao, tổn thương hệ miễn dịch, biến chứng các bệnh nhiễm trùng và giảm tuổi thọ. Thậm chí thiếu kẽm nhẹ cũng dẫn đến những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây ra còi cọc và cản trở đứa trẻ phát triển hết tiềm năng tối ưu. Trẻ bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiều thử nghiệm so sách việc bổ sung kẽm theo đường uống và giả dược đã được thực hiện. Một phân tích tổng hợp mới đây đã chỉ ra rằng trẻ em được bổ sung kẽm mắc tiêu chảy ít hơn 20% so với trẻ không được bổ sung kẽm. Lợi ích trên được thấy rõ nhất ở những trẻ tuổi tiền học đường 12 tháng tuổi hay thấy rõ ở những trẻ còi cọc hơn khi tham gia nghiên cứu. Trẻ bị thiếu kẽm còn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới / viêm phổi hơn. Những phân tích tổng hợp các thử nghiệm nhóm chứng ngẫu nhiên ở trẻ được bổ sung kẽm hàng ngày hoặc hàng tuần đã thấy tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới của chúng đã giảm 35%, áp dụng các tiêu chuẩn chấn đoán lâm sàng cụ thể. Cũng giống như tiêu chảy, trẻ còi cọc cũng có tiến triển rõ rệt hơn. Thiếu kẽm cũng khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ bị sốt sét nặng hơn mặc dù còn có ít số liệu chứng tỏ được điều này.

Gánh nặng toàn cầu và tầm quan trọng của việc thiếu đa vi chất ở phụ nữ có thai
Tác giả: Ian Darnton-Hill

Hiển thị toàn văn (PDF)

Hiện tượng mẹ tử vong, trẻ sinh thiếu cân và còi cọc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối của y tế cộng đồng toàn cầu, một nhân tố hình thành nên vòng luẩn quẩn bất lợi. Thiếu dinh dưỡng ở người mẹ nói riêng vẫn chưa được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng [1]. Bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai có thể là một giải pháp không tốn kém giúp giải quyết được các vấn đề trên. Nếu chúng ta chứng minh được giải pháp trên là có cơ sở, giá cả phải chăng và đảm bảo an toàn thì việc bổ sung có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng và các chế độ ăn nghèo nàn, giảm gánh nặng về bệnh tật và các yếu tố văn hóa xã hội gây nên các vấn đề đó. Việc thiếu đồng thời nhiều vi chất dinh dưỡng đã được ghi nhận ở phụ nữ có thai (và trẻ em), đặc biệt tại những nước có thu nhập thấp và trung bình. Những vi chất có vai trò quan trọng đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ em là sắt, vitamin B12, folate, vitamin D, sê-len và kẽm (đi kèm với lượng năng lượng ăn vào phù hợp) [2].

Những chiến lược can thiệp vào sự thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và trẻ em
Tác giả: Aamer Imdad và Zulfiqar A. Bhutta

Hiển thị toàn văn (PDF)

Bổ sung vitamin A, bệnh nhiễm trùng và tử vong trẻ em: tổng hợp những bằng chứng.
Tác giả: Andrew Thorne-Lyman và Wafaei W. Fawzi

Hiển thị toàn văn (PDF)

Sang năm sẽ là dịp kỷ niệm 100 năm của việc phân lập “dung dịch chất béo A” của McCollum và Davis [1]. Mặc dù sự quan tâm đến vitamin A đã giảm dần trong một thể kỷ sau đó, một mối quan tâm mới từ những năm 1980 đã dẫn đến hàng loạt thử nghiệm ngẫu nhiên về tác dụng của việc bổ sung vitamin A trên những hậu quả bất lợi ở trẻ tuổi tiền học đường, trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai và cho con bú [2]. Trong chương này chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về bằng chứng dịch tễ học của việc bổ sung vitamin A hàng ngày để phòng ngừa đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ em. Việc bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 – 59 tháng tuổi đã được nghiên cứu khá kỹ và những phân tích tổng hợp đã đưa ra những kết quả như nhau về những tác dụng trên tỷ lệ chết do tất cả các nguyên nhân. Nhưng cơ chế và nguyên nhân của tác dụng hiệu ứng đến tỷ lệ tử vong của các nghiên cứu này vẫn còn đang được tranh cãi. Một phân tích tổng hợp gần đây về nguyên nhân tử vong cụ thể đã đưa ra lợi ích trong tiêu chảy. Nhưng nó lại không tác dụng hoặc có những lợi ích tiềm tàng đối với tỷ lệ tử vong do sởi, viêm đường hô hấp dưới và viêm màng não. Một vài bằng chứng cho thấy độ nặng của viêm phổi có thể tăng lên khi bổ sung vitamin A ở lứa tuổi này, nhất là ở những nhóm trẻ được nuôi dưỡng tốt.

Các vấn đề và bàn cãi xung quanh vitamin A trong thời thơ ấu
Tác giả: María Teresa Murguía Peniche

Hiển thị toàn văn (PDF)

Ảnh hưởng của các rối loạn viêm nhiễm lên việc hấp thu sắt và hiệu quả của các loại thực phẩm có bổ sung sắt.
Tác giả: Richard F. Hurrell

Hiển thị toàn văn (PDF)

Xấp xỉ 90% nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng bằng cách tái sử dụng sắt từ hồng cầu vỡ ở giai đoạn cuối của chu trình sống tự nhiên của hồng cầu. Mặc dù không có cơ chế sinh học nào làm sắt hoạt tính bị đào thải khỏi cơ thể, vẫn bắt buộc có một lượng sắt mất qua da, ruột và đường tiết niệu. Một lượng sắt nữa bị mất trong khi hành kinh của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Để duy trì sự cân bằng lượng sắt, nhất thiết phải cung cấp qua thức ăn lượng sắt mất đi bắt buộc và lượng sắt mất do kinh nguyệt, cộng thêm lượng sắt cần cho sự phát triển của trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Mỗi ngày lượng sắt cần được hấp thu vào khoảng 1 -2 mg. Rất nhiều phụ nữ trẻ, trẻ nhũ nhi và trẻ em không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết qua đường ăn uống. Ước tính có đến hai tỷ người trên thế giới bị thiếu sắt [1]. Tình hình còn tệ hơn tại các nước đang phát triển bởi vì lượng sắt có tính sinh khả dụng trong chế độ ăn nhiều thực vật là rất thấp, dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng về sức khỏe và hậu quả kinh tế trầm trọng như thai nhi phát triển kém, chậm phát triển nhận thức ở trẻ em, giảm hoạt động thể chất và giảm năng suất lao động [2].

Sự an toàn của Bổ sung Sắt và Bổ sung trong các khu vực bệnh Sốt rét
Tác giả: Gary M. Brittenham

Hiển thị toàn văn (PDF)

Nguy cơ Thiếu i-ốt ở Trẻ đang ăn dặm ngay tại các nước có chương trình Muối I-ốt
Tác giả: Michael B. Zimmermann

Hiển thị toàn văn (PDF)

Thiếu iốt trong  giai đoạn đầu đời có thể gây ra thiệt hại không thể  thay đổi được  cho não đang phát triển của trẻ. Nhu cầu i-ốt cho mỗi kg trọng lượng cho hormone tuyến giáp trong thời thơ ấu cao hơn tại bất kỳ thời điểm nào khác trong chu kỳ cuộc sống. Vì vậy, điều cốt yếu là i-ốt có trong chế độ ăn phải được cung cấp đầy đủ cho nhóm dễ bị tổn thương nầy . Mặc dù sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ i-ốt cho trẻ nhỏ nhưng khi chúng đã được cai sữa mẹ, thường là trong nửa sau của năm đầu tiên, iốt nạp vào từ chế độ ăn của trẻ có thể không đủ. Ngoại trừ một số hải sản, hàm lượng i-ốt tự nhiên của hầu hết các loại thực phẩm đều thấp. Các bã iodophors được sử dụng trong quá trình chế biến và vận chuyển sữa có thể làm tăng hàm lượng i-ốt của các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, muối I-ốt, hoặc sử dụng trong hộ gia đình hoặc được bổ sung vào thực phẩm chế biến, chính là nguồn gốc của iốt trong chế độ ăn của nhiều quốc gia.

Những thách thức hiện nay về Nhu cầu I- ốt toàn cầu
Tác giả: Creswell J. Eastman và Pieter Jooste

Hiển thị toàn văn (PDF)

Folate và Vitamin B12: Chức năng và tầm Quan trọng trong Phát triển Nhận thức
Tác giả: Aron Troen

Hiển thị toàn văn (PDF)

Tầm quan trọng của các vitamin B folate và vitamin B12 trong sự hoạt động và phát triển của hệ thần kinh khỏe mạnh đã được chứng minh. Là các yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất, folate và vitamin B12 cần cho methyl hóa sinh học và tổng hợp DNA. Vitamin B12 cũng tham gia vào quá trình dị hóa của ty lạp thể của axit béo chuỗi lẻ và một số axit amin.  Phá vỡ những chuỗi phản ứng hóa sinh trong quá trình trao đổi chất có thể có hậu quả trực tiếp và gián tiếp ở phạm vi rộng trên mô thần kinh. Những lỗi bẩm sinh của quá trình trao đổi chất và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng ở người và các mẫu động vật gây ra tác hại nghiêm trọng về thần kinh cũng như bệnh huyết học. Mặc dù những điều kiện trên nhấn mạnh tầm quan trọng của folate và vitamin B12 đối với chức năng thần kinh, nhưng xảy ra tương đối hiếm. Thông thường hơn, các cá thể tiêu thụ lượng ít folate và vitamin B12 có nồng độ trong huyết tương thấp nhưng chưa đến mức thiếu hụt lâm sàng sẽ có nguy cơ cao hơn đáng kể mắc các khuyết tật về thần kinh. Bao gồm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em sinh ra từ bà mẹ có folate thấp, gia tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm, bệnh Alzheimer và đột quỵ ở người lớn tuổi. Các bổ sung thực phẩm bắt buộc có axit folic là một can thiệp y tế cộng đồng rất thành công đối với việc giảm tỉ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh, và các dữ liệu đáng khích lệ từ các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy bổ sung vitamin B có thể giúp ngăn chặn suy giảm nhận thức và chứng não teo trong một số người lớn tuổi.

Nên hay không nên tăng lượng Axit Folic và Vitamin B12 bổ sung qua thực phẩm
Tác giả: Lindsay H. Allen

Hiển thị toàn văn (PDF)

Việc bổ sung axit folic vào thực phẩm có hiệu quả trên việc giảm tỷ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh (NTDs). Vitamin nầy được bổ sung vào bột mì trong hơn 50 quốc gia. Giảm đáng kể chứng NTD, có tới 50% dân số với tần suất có mức giới hạn NTD cao và nghèo folate. Những lợi ích khác của việc bổ sung bao gồm giảm các dị tật bẩm sinh khác và tần suất homocysteine huyết tương cao, và có thể giảm tử vong do đột quỵ. Tuy nhiên, kể từ khi khởi đầu việc bổ sung axit folic, có tính bắt buộc hoặc theo sáng kiến của ngành công nghiệp thực phẩm, các câu hỏi đã được đặt ra về các tác dụng phụ có thể có của việc áp dụng này trên tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng và chức năng miễn dịch. Do bởi mối liên quan có ý nghĩa giữa kết quả bất lợi và tình trạng folate, axit folic không chuyển hóa trong tuần hoàn máu, hoặc định thời gian bắt đầu chương trình bổ sung axit folic vào thực phẩm. Các vấn đề trên vẫn chưa được chứng minh. Một số phân tích cũng cho rằng bổ axit sung folic có thể làm trầm trọng thêm tác hại của thiếu vitamin B12.  


Hình minh họa